msds là gì

MSDS Là Gì? Cách Tìm MSDS Của Hóa Chất

MSDS đặc biệt quan trọng đối với hóa chất, đặc biệt là chất dễ cháy, nổ, ăn mòn, độc hại và có mùi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc MSDS là gì? Mẫu MSDS hóa học mới nhất trông như thế nào? Bài viết sau đây, Hỏi đáp xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về MSDS một cách rõ ràng nhất có thể!

1. MSDS là gì? MSDS là viết tắt của từ gì?

MSDS (Material Safety Data Sheet – Bảng Dữ liệu An toàn Hóa chất) là một tài liệu chứa thông tin về một số hóa chất với mục đích chính là giúp người lao động cảnh giác và chủ động khi họ tiếp xúc gần với các hóa chất này để giữ an toàn cho bản thân và có thể đối phó kịp thời với các tình huống bất ngờ khi bị ảnh hưởng.

MSDS thường áp dụng cho các loại hàng hóa có khả năng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xử lý, v.v. Bảng Dữ liệu An toàn Hóa chất này sẽ có các hướng dẫn cụ thể để giúp bạn tránh và đối phó với các mối nguy hiểm liên quan đến hóa chất có thể xảy ra.

Vì vậy, khi muốn xuất nhập khẩu hàng nguy hiểm, thương nhân phải xuất trình được MSDS để được xem xét vấn đề cho phép vận chuyển hay không.

2. Những quy định về MSDS

– GHS được Liên Hợp Quốc thông qua để chuẩn hóa các quy định về SDS.

– Úc quy định trong NOHSC: 2011 (2004)

– Trung Quốc quy định trong GB 16483-2000, GB T16483-2008.

– Nhật Bản quy định JIS là 27.250.

– Malaysia yêu cầu sử dụng mẫu CSDS.

– Singapore sử dụng SS 586-3 2008.

– Đài Loan sử dụng mẫu SDS mới nhất.

– Canada tuân theo tiêu chuẩn WHMIS.

– Châu u sử dụng tiêu chuẩn Europe REACH Annex II (Reg 453/2010) / CLP.

– Mỹ sử dụng SDS theo OSHA.

3. Nội dung Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS)

Tên thành phần các hóa chất

Bao gồm tất cả các thành phần tạo nên hóa chất, với dấu hiệu nhận biết các hóa chất nguy hiểm. Xác minh thành phần hóa học chính xác dựa trên số lượng của hóa chất, vì trong nhiều trường hợp, hóa chất sẽ có nhiều tên gọi khác nhau.

»»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

Người lập MSDS

Thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại,… của người lập và ngày lập MSDS.

Thông tin sản phẩm

Các giấy tờ chứa thông tin sản phẩm, thành phần, công thức hóa học và trọng lượng phân tử tạo nên sản phẩm cũng được ghi lại một cách chính xác.

Tính chất vật lý

Ghi rõ ràng dạng sản phẩm: rắn, lỏng hay khí. Hình dạng sản phẩm, tỷ trọng, pH, nhiệt độ sôi, độ bay hơi,…

Khả năng cháy nổ

Nhiệt độ, khả năng cháy của sản phẩm và cách xử lý trong trường hợp hỏa hoạn.

Thông tin về cách bảo quản, đóng gói và vận chuyển hàng hóa đúng cách.

Phản ứng của hóa chất

Thông tin về phản ứng hóa chất phản ứng với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Thông tin về yêu cầu bảo quản, đóng gói và vận chuyển sản phẩm và cách xử lý khi có phản ứng hóa học không mong muốn xảy ra.

Độ độc hại của hóa chất

Thông tin về ảnh hưởng của hóa chất độc hại ảnh hưởng đến người tiếp xúc, phương pháp xử lý khi có người tiếp xúc với hóa chất qua mắt, da, nuốt phải hay nặng hơn là nhiễm độc hóa chất. Mức độ độc hại đối với môi trường, mức độ ô nhiễm cụ thể của nước, không khí và đất bằng chỉ số phân tán vào môi trường.

4. Cách tra cứu MSDS

Bước 1: Truy cập vào đường link: https://www.merckmillipore.com/INTL/en
hoặc https://www.fishersci.com/us/en/catalog/search/sdshome.html

Bước 2: Nhập tên hóa chất tại phần tìm kiếm

Bước 3: Tải MSDS của hóa chất

5. Mẫu MSDS

mẫu msds

msds hóa chất
6. Ai là người làm MSDS?

Người bán hoặc nhà cung cấp hoặc nhà xuất khẩu sản phẩm là người lập MSDS và cung cấp tài liệu đó mà không phải hải quan hay người mua.

7. SDS và MSDS khác nhau như thế nào?

Về cơ bản, SDS (Safety Data Sheet) và MSDS (Material Data Sheet) là giống nhau:

– Là hướng dẫn an toàn hóa chất

– Cả hai đều phù hợp với các loại hàng hóa có thể gây cháy, nổ và các nguy cơ khác trong quá trình vận chuyển; hóa chất ăn mòn và độc hại, v.v.

– Giúp người vận chuyển hàng hóa an toàn hơn trong quá trình sắp xếp lịch trình, hoặc đối phó với những rủi ro khi chúng xảy ra.

Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa hai giấy tờ này như sau:

– SDS được làm theo tiêu chuẩn quốc tế nên chỉ có 1 bảng, bao gồm tất cả 16 phần

trên còn MSDS thì có nhiều định dạng và thứ tự cũng khác nhau.

– MSDS hiện đã được chuyển đổi sang SDS để cung cấp một cách đơn giản và hiệu quả giúp người mua và người bán có được thông tin cơ bản về an toàn hóa chất.

Trên đây là những thông tin tổng quan và chi tiết nhất về Bảng Dữ liệu An toàn Hóa chất MSDS – một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp sản xuất. Hy vọng với thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi MSDS là gì, các thông tin cần thiết trên Bảng Dữ liệu An toàn Hóa chất gồm những gì cùng với đó là quy định của các nước về MSDS và cách thức để có thể tra cứu mã MSDS của hóa chất.

Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *