Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Của Ngân Hàng Thương Mại

Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Của Ngân Hàng Thương Mại

Quy trình thanh toán nhờ thu của Ngân hàng Thương mại được Hỏi đáp xuất nhập khẩu phân tích trong bài viết dưới đây theo hai hình thức nhập khẩu và xuất khẩu.

Các bạn cùng tham khảo chi tiết theo thông tin dưới đây:

>>>>Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất (Online + Offline)

1. Quy trình thanh toán nhờ thu hàng xuất

Quy trình thanh toán nhờ thu hàng xuất được thực hiện theo các bước dưới đây:

Nhận được Hồ sơ yêu cầu gửi chứng từ Nhờ thu, Ngân hàng tiến hành các bước sau:

Bước 1: Nhận và đăng ký hồ sơ nhờ thu.

– Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu.
  • Bộ chứng từ: bộ bản gốc và bộ bản sao (để lưu tại ngân hàng).

– Kiểm tra số loại chứng từ và số lượng của từng loại thực tế nhận được So với liệt kê trên trên Đơn yêu cầu nhờ thu.

– Ghi ngày, giờ nhận chứng từ trên Đơn yêu cầu nhờ thu.

– Ấn định số tham chiếu cho nhờ thu và ghi lên trên hồ sơ nhờ thu.

– Ký nhận hồ sơ cho khách hàng.

Bước 2: Kiểm tra chứng từ:

– Kiểm tra các chi tiết, các chỉ thị trên Đơn yêu cầu nhờ thu.

– Theo URC, Ngân hàng được miễn trách trong việc kiểm tra nội dung chứng từ, tuy nhiên, ngân hàng có thể xem xét một số điểm cơ bản để lưu ý khách hàng nếu phát hiện có sự khác biệt trên chứng từ, bao gồm:

  • Số tiền trên hoá đơn, hối phiếu và trên Đơn yêu cầu.
  • Tên hàng, số lượng hàng trên các chứng từ…

Nếu có sự khác biệt, yêu cầu khách hàng xác nhận; nếu khách hàng không xác nhận thì ngân hàng sẽ gửi nhờ thu căn cứ vào nội dung và các thông tin ghi trên Đơn yêu cầu nhờ thu.

Bước 3: Gửi chứng từ nhờ thu:

Căn cứ vào Đơn yêu cầu, ngân hàng lập một Lệnh nhờ thu gửi cho NHTH. Trong Lệnh nhờ thu phải nêu rõ:

(1) Ngân hàng thu hộ.

(2) Các chỉ thị nhờ thu bao gồm:

– Thanh toán qua tài khoản Nostro, nội dung chỉ thị thanh toán nêu chi tiết: Số tiền; ngày đáo hạn; ghi Có tài khoản số… tại… (tên Ngân hàng đại lý giữ tài khoản); đề nghị NHTH điện thông báo thanh toán.

– Thanh toán qua tài khoản Vostro, chỉ thị thanh toán nêu chi tiết: Số tiền; ngày NHNT ghi Nợ (nếu có); ghi Nợ tài khoản số…(số tài khoản của NHTH tại NHNT); đề nghị NHTH điện thông báo thanh toán.

– Yêu cầu NHTH điện xác nhận gửi NHNT khi nhận được chứng từ.

Trường hợp Nhờ thu từng phần với các kỳ hạn khác nhau, trên Lệnh Anh thu phải ghi rõ: Tổng số tiền nhờ thu, Số tiền nhờ thu thanh toán ngay, (các) số tiền nhờ thu thanh toán có kỳ hạn.

– Trường hợp gửi chứng từ đòi tiền theo nhờ thu D/P có kỳ hạn, nêu rõ tỷ lệ lãi phạt và cách tính lãi phạt chậm trả như sau:

Lãi chậm trả = [Số tiền nhờ thu x Số ngày chậm trả x (LIBOR + 2%)]/360

Trong đó:

(i) LIBOR được tính vào thời điểm phát sinh chậm trả theo kỳ hạn tương ứng với thời gian chậm trả.

(ii) Số ngày chậm trả là số ngày tính từ ngày NHTH phải thanh toán đến ngày tài khoản của NHNT được ghi Có.

– Thu phí nhờ thu theo quy định, NHNT sẽ thu phí Người uỷ thác trong trường hợp không thu được phí do Người trả tiền nhờ thu chịu.

– Hạch toán nhập ngoại bảng trị giá chứng từ gửi nhờ thu.

– Lệnh nhờ thu phải có đầy đủ chữ ký theo quy định về mẫu chữ ký được uỷ quyền.

– Gửi chứng từ cho NHTH bằng thư đảm bảo hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

– Lập và lưu hồ sơ nhờ thu gồm 01 Lệnh nhờ thu, 01 bộ bản sao hoá đơn, điện và các chứng từ liên quan (nếu có).

Bước 4: Trường hợp chứng từ thất lạc trên đường đi, thực hiện:

(1) Cung cấp thông tin liên quan đến việc gửi chứng từ khi khách hàng yêu cầu.

(2) Trường hợp người uỷ thác yêu cầu hỗ trợ, NHNT có thể: Thông báo ngay cho NHTH về việc mất chứng từ và các thông tin khác; đề nghị được thanh toán bằng bộ chứng từ sao, hoặc đề nghị NHTH phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng trong trường hợp vận đơn theo lệnh của NHTH.

(3) Theo dõi NHTH thanh toán nhờ thu:

a/ Ngân hàng thu hộ từ chối nhờ thu:

– Nhận được Điện/Thư từ chối thanh toán, NHNT báo ngay cho người uỷ thác và yêu cầu có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chứng từ.

– Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho người uỷ thác, nếu không nhận được ý kiến về việc xử lý bộ chứng từ, NHNT yêu cầu NHTH gửi trả lại chứng từ. Khi nhận được chứng từ, ngân hàng huỷ hồ sơ nhờ thu, giao lại chứng từ cho người uỷ thác.

b/ Chấp nhận thanh toán:

– Khi nhận được điện có mã từ NHTH chấp nhận thanh toán nhờ thu có kỳ hạn, lập Thông báo gửi khách hàng về việc NHTH thông báo chấp nhận thanh toán của người trả tiền vào ngày đáo hạn.

– Đối với nhờ thu D/P có kỳ hạn, ngày làm việc tiếp theo ngày NHTH phải thanh toán, nếu chưa nhận được Báo có/thông báo thanh toán, thì lân Điện/Thư tra soát, nội dung nêu rõ: đề nghị người trả tiền thanh toán lãi trả chậm lãi suất…. kể từ ngày……

c/ Không thanh toán nhờ thu khi đến hạn:

Nhờ thu đã chấp nhận nhưng không thanh toán khi đến hạn, NHNT vẫn tiến hành các thủ tục nghiệp vụ cần thiết để giúp khách hàng như:

– Tra soát, nhắc NHTH yêu cầu người mua thanh toán như cam kết. – Thông báo cho khách hàng chi tiết thông tin nhận được từ NHTH. – Yêu cầu khách hàng làm việc trực tiếp với người mua.

– Sau 60 ngày kể từ ngày đáo hạn mà bộ chứng từ vẫn chưa được thanh toán, NHNT thông báo cho khách hàng lần cuối để huỷ hồ sơ.

*/ Điều kiện chiết khấu bộ chứng từ thanh toán nhờ thu hàng xuất:

(1) Việc chiết khấu được thực hiện không quá 360 ngày và áp dụng hình thức có truy đòi.

(2) Khách hàng phải có Đơn yêu cầu bằng văn bản đề nghị ngân hàng chiết khấu.

(3) Không được chiết khấu vượt quá hạn mức được duyệt (nếu có).

(4) Nếu khách hàng chưa có hạn mức, thì có thể thực hiện chiết khấu trên cơ sở thế chấp bộ chứng từ nhờ thu hoàn hảo.

(5) Toàn bộ bộ vận đơn gốc được xuất trình qua ngân hàng hoặc vận đơn được lập theo lệnh của ngân hàng.

(6) Số tiền Chiết khấu:

– Chứng từ phù hợp, số tiền chiết khấu không lớn hơn trị giá bộ chứng từ.

– Chứng từ không phù hợp, số tiền chiết khấu không quá 90% trị giá bộ chứng từ.

– Mức lãi suất chiết khấu được tính trên số ngày chiết khấu thực tế: từ ngày tài khoản khách hàng ghi Có số tiền chiết khấu đến ngày tất toán chiết khấu hoặc đến ngày khách hàng hoàn trả chiết khấu.

– Nếu chiết khấu trả ngay, thu lãi khi tất toán/hoàn trả chiết khấu.

– Nếu chiết khấu có thời hạn, thu lãi ngay khi thực hiện chiết khấu.

Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Của Ngân Hàng Thương Mại

2. Quy trình thanh toán nhờ thu hàng nhập

Quy trình thanh toán nhờ thu hàng nhập được thực hiện theo các bước dưới đây:

Với vai trò là NHTH, khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu, NHTH sẽ:

Bước 1: Tiếp nhận và thông báo nhờ thu:

a/ Tiếp nhận chứng từ nhờ thu:

– Ký nhận chứng từ với văn thư.

– Mở sổ theo dõi theo ngày nhận chứng từ.

b/ Kiểm tra và đăng ký giao dịch:

– Kiểm tra tên, địa chỉ của NHTH.

+ Nếu tên NHTH không phải là ngân hàng nhận bộ chứng từ, thì điện báo cho NHNT và yêu cầu trả điện phí thông báo kèm cước phí chuyển trả chứng từ.

+ Nếu chứng từ nhờ thu được người uỷ thác gửi trực tiếp không qua NHNT (chứng từ không được điều chỉnh bởi URC 522), ngân hàng xem xét thực hiện hoặc từ chối thu hộ.

– Kiểm tra tên, địa chỉ của người trả tiền,

– Kiểm tra số loại và số lượng từng loại chứng từ so với liệt kê chứng từ trên Lệnh nhờ thu và số tiền trên Lệnh nhờ thu, Nếu chứng từ bị thiếu hoặc số tiền không khớp đúng, phải điện thông báo ngay cho NHNT.

– Kiểm tra chỉ thị nhờ thu, hình thức nhờ thu trên Lệnh nhờ thu. Nếu chỉ thị nhờ thu không rõ ràng, không dẫn chiếu URC 522, hình thức nhờ thu không thực hiện được thì phải điện báo ngay cho NHNT.

– Đăng ký giao dịch ghi số tham chiếu cho giao dịch.

c/ Từ chối nhờ thu:

(1) NHTH từ chối thu hộ trong các trường hợp:

– Nhờ thu D/A bộ chứng từ có B/L theo lệnh của NHTH, nhưng NHNT không ủy quyền cho NHTH khi ký hậu B/L,

– Người trả tiền không có tài khoản giao dịch tại NHTH. (2) Thông báo từ chối và chuyển trả chứng từ theo chỉ thị của NHNT.

(3) Đề nghị NHNT trả điện phổ thông báo kèm cước phí chuyển trả chứng từ.

d/ Thông báo chứng từ nhờ thu:

– Điện thông báo đã nhận được chứng từ gửi NHNT, nếu có yêu cầu, – Giấy báo chứng từ nhờ thu hàng nhập theo mẫu,

– Thu phí thông báo nhờ thu theo quy định.

– Thông báo nhờ thu được in thành 03 bản, 02 bản gửi người trả tiền, 01 bản lưu tại ngân hàng.

Bước 2: Xử lý nhờ thu:

a/ Chấp nhận nhờ thu:

– Lập điện/thư thông báo cho NHNT về chấp nhận trả tiền.

– Thu phí chấp nhận nhờ thu, ngoài ra đối với phí do người hưởng chịu. Ghi lại trên hồ sơ để trừ vào tiền hàng khi thanh toán.

b/ Thanh toán nhờ thu:

– Kiểm tra nguồn thanh toán;

+ Nhờ thu thanh toán bằng vốn tự có: Kiểm tra số dư trên tài khoản của người trả tiền.

+ Nhờ thu thanh toán bằng vốn vay ngân hàng: Kiểm tra xác nhận cho vay của ngân hàng, bao gồm số tài khoản và số tiền.

– Thanh toán nhờ thu:

+ Lập điện thanh toán nhờ thu (MT202/103), và thông báo thanh toán gửi ngân hàng gửi nhờ thu nếu ngân hàng này yêu cầu.

+ Hạch toán thanh toán theo nguồn vốn thanh toán, chú ý trừ các khoản phí do người hưởng chịu. Đảm bảo thanh toán đúng ngày giá trị đối với chứng từ nhờ thu DP mà NHNT đã thông báo về chấp nhận thanh toán.

+ Thu phí thanh toán theo biểu phí dịch vụ.

+ Lưu và ghi bìa hồ sơ.

– Uỷ quyền nhận hàng/ký hậu vận đơn theo nhờ thu:

+ NHTH chỉ uỷ quyền nhận hàng/ký hậu vận đơn đối với nhờ thu DP và người trả tiền ký quỹ 100% hoặc được cho vay để thanh toán.

+ Thực hiện Uỷ quyền nhận hàng/ký hậu vận đơn theo quy định – Giao chứng từ nhờ thu cho người trả tiền: Trao chứng từ khi:

+ Đối với nhờ thu D/P: Người trả tiền phải thanh toán ngay/được cho vay, ký quỹ, chấp nhận thanh toán trả chậm và các chi phí liên quan.

+ Đối với nhờ thu D/A: Người trả tiền nhờ thu chấp nhận thanh toán chứng từ và các chi phí liên quan.

– Khi giao chứng từ, ngân hàng lưu 01 bản sao hoá đơn và vận đơn (nếu có), yêu cầu người trả tiền ký nhận, ghi họ tên và ngày giờ nhận.

– Theo dõi các bộ chứng từ đã giao cho người trả tiền nhưng chưa đến hạn thanh toán.

Bước 3: Từ chối thanh toán và trả chứng từ nhờ thu:

a/ Từ chối thanh toán:

– Khi nhận được từ chối thanh toán một phần hoặc toàn bộ nhờ thu của người trả tiền, NHTH thực hiện: Lập điện thông báo ngay cho NHNT và ghi rõ: “Chúng tôi đang giữ chứng từ chờ sự định đoạt của các ông (Sử dụng MT422 nếu bằng Swift)”.

– Sau 60 ngày kể từ ngày thông báo mà vẫn không nhận được chỉ thị của NHNT, NHTH thực hiện huỷ hồ sơ nhờ thu.

b/ Trả chứng từ cho NHNT:

– Đòi cước phí chuyển trả chứng từ.

– Lập Điện/Thư gửi NHNT thông báo việc chuyển trả chứng từ.

– Đóng hồ sơ nhờ thu.

Hy vọng các nội dung về Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Của Ngân Hàng Thương Mại được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương thức thanh toán này.

Bên cạnh những chia sẻ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chúng tôi cũng có những phân tích khách quan về khóa học xuất nhập khẩu cho những bạn mong muốn làm nghề xuất nhập khẩu.

Hỏi đáp xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!

>>>>>> Xem thêm

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *