hbl

House Bill of Lading (HBL) Là Gì? Phân Biệt MBL Và HBL

Nếu bạn có tìm hiểu ngành Logistíc chắc chắn đã nghe qua thuật ngữ House bill of lading (HBL). Tuy nhiên với nhiều người nó còn khá lạ lẫm hoặc dễ bị nhầm lẫn với Master Bill (MBL).

Vì thế, qua bài viết hôm nay Hỏi đáp xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn làm rõ HBL là gì và cách phân biệt MBL và HBL, cùng theo dõi nhé.

1. HBL – House bill of lading là gì?

HBL (House bill of lading) được hiểu là vận đơn nhà, tức là một loại vận đơn được người fowwarder sử dụng để phát hành cho người gửi hàng trong trường hợp khách hàng không yêu cầu lấy vận đơn của hãng tàu. Và trong HBL vẫn có bill gốc và surrender bill.

2. Khi nào chủ hàng được cấp House bill of lading

Chủ hàng sẽ cấp House bill of lading sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, thực hiện xong các thủ tục hải quan xuất khẩu và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ cấp cho khách hàng HBL.

Về căn bản thì HBL giống như Vận đơn đường biển nói chung.

Thường thì trên HBL, người xuất khẩu là người gửi hàng và người nhập khẩu là người nhận hàng. Trong một số trường hợp cần thiết thì những bên đó có thể thay bằng người được ủy quyền. Quy trình giao hàng sẽ được tiến hành như sau:

hbl và mbl

Nhà xuất khẩu => Công ty giao nhận => Nhà nhập khẩu

3. Mẫu House bill of lading

Dưới đây là một số mẫu House bill of lading cho bạn tham khảo:

house bill of lading

house bill of lading là gì

4. Tìm hiểu nội dung trên House bill of lading

Trên một tờ House bill of lading tiêu chuẩn sẽ bao gồm những nội dung sau:

Đầu tiên là thông tin về sở hữu hàng hóa, lịch trình vận chuyển, công ty Forwarder-người phát hành HBL:

  • Người gửi hàng (Người gửi hàng): đây là người bán hàng, người xuất khẩu
  • Người nhận (Consignee): là người mua hàng, người nhập khẩu
  • Bên thông báo (Notify party): là người được thông báo khi hàng đến.
  • Vessel name: đây là tên của con tàu vận chuyển
  • Voyage: đây là số chuyến tàu, thường được các hãng tàu đánh số để thuận tiện quản lý số lượt con tàu này chạy theo năm.
  • Nơi nhận hàng (Place of receipt): đây là nơi nhà vận chuyển nhận hàng hóa.
  • Cảng xếp hàng (Port of lading): lô hàng được xếp lên tàu tại cảng này
  • Cảng dỡ hàng (Port of discharge): lô hàng được dỡ xuống tàu tại cảng này
  • Địa điểm giao hàng (Place of delivery): là nơi người vận chuyển giao hàng cho người nhận
  • Bill of lading No: là dãy số theo quy tắc của người vận chuyển, dùng để theo dõi và phân biệt với các lô hàng khác.
  • Công ty Forwarder phát hành bill
  • Bên thông báo thứ 2 (Also notify party): (bên này có hoặc không tùy lô hàng, không bắt buộc) là bên thứ hai nhận thông báo về lô hàng.
  • Địa lý chỉ định tại cảng đích (Delivery agent): là đại lý thay mặt người vận chuyển xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa tại cảng đích. Khi hàng đến, người nhận hàng liên hệ với đại lý này để lấy hàng.

»»»» Review trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

Tiếp đến là các thông tin thể hiện lời khai trên SHIPPING INSTRUCTION của shipper

  • Marks/shipping mark: đây là nhãn dán bên ngoài, thường thì để phân biệt các chủ hàng với nhau thì hàng LCL cần thể hiện thông tin này.
  • Container/Seal No: đây là số Cont, số seal của lô hàng (nếu như là hàng LCL thì không cần phải thể hiện)
  • No.of PKGs or Container/ Quality: chỉ số này thể hiện số lượng hàng hóa, số lượng outside.
  • Description of goods: mục này dùng để mô tả hàng hóa, tên hàng.
  • Gross weight: mục này thể hiện khối lượng hàng hóa (nếu như là hàng LCL sẽ bao gồm khối lượng hàng + vỏ kiện, thùng)
  • Measurement: số khối (nếu như là hàng LCL nó sẽ là số khối thể hiện sau khi được nhân viên kho CFS đo thực tế và xác nhận bằng biên bản nhập kho)
  • Các điều khoản ràng buộc shipper (Shipper pack, count and seal)
  • Các điều khoản ràng buộc shipper ( According to the declaration of the shipper)
  • On board date: đây là ngày tàu chở lô hàng khởi hành.

Phần nữa đó làm các điều khoản về thanh toán cước vận chuyển, loại vận đơn cũng như địa điểm, ngày phát hành vận đơn trên HBL.

  • Freight rate/ Type of charge: có hai hình thức là Freight Prepaid ( cước trả trước, cước này do shipper trả), và Freight collect ( là cước trả sau, do consignee trả)
  • Freight Payable at: đây là địa điểm trả cước (cái này không cố định, tùy thuộc vào trả trước hay sau)
  • No of original B/Ls: mục này chỉ số lượng bill gốc, nếu như lô hàng là bill gốc thì thể hiện ở đây là 3, nếu là bill surrender thì thể hiện là 0.
  • Place and date of issue: mục này là địa điểm và ngày phát hành vận đơn
  • Signature and stamp: nếu là vận đơn gốc, công ty vận chuyển cần kí và đóng dấu ở mục này

Cuối cùng là mặt sau của HBL, mặt này gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do nhà vận chuyển in sẵn, người gửi hàng không có quyền thay đổi nó mà bắt buộc phải chấp nhận. Nó thường bao gồm các định nghĩa, các điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản chung, điều khoản cước phí và phụ phí,…

5. Sự khác biệt giữa MBL và HBL

Chúng ta phân biệt MBL và HBL dựa trên một số tiêu chí sau:

Điểm giống nhau:

Cả hai đều là vận đơn đường biển và có nhiều loại hình: bill gốc (original bill) và surrender bill, seaway bill,…

Điểm khác nhau:

  • Về đối tượng phát hành: MBL do người gửi hàng thức tế hoặc công ty Forwarder phát hành, còn HBL chỉ do người gửi hàng thực tế.
  • Về chỉnh sửa: MBL khó chỉnh sửa được, còn HBL thì ngược lại (tuy nhiên phải do hình thức cá nhân phát hành)
  • Về rủi ro: MBL có rủi ro thấp do hãng tàu uy tín, chính sách tốt còn HBL có rủi ro cao hơn và phụ thuộc theo trách nhiệm của công ty Forwarder.
  • Về vấn đề chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,…: MBL có chịu còn HBL thì không.
  • Về hình thức: MBL có tên công ty, logo, số điện thoại, văn phòng công ty hãng tàu. Còn HBL cũng cung cấp thông tin như vậy nhưng là của công ty Forwarder.
  • Về nơi nhận hàng: MBL nhận ở cảng đến, HBL nhận ở kho bãi của công ty Forwarder.

6. Phân biệt ocean bill of lading và house bill of lading

Ocean bill of lading ( Vận đơn đường biển) là chứng từ trong vận tải đường biển, nó là hóa đơn và biên lai giữa người chuyên chở và người gửi hàng.

Vận đơn đường biển là một tài liệu vô cùng cần thiết và quan trọng cho việc vận tải hàng hóa ra nước ngoài qua đường biển. Nó đóng vai trò của cả hóa đơn người gửi hàng và như một hóa đơn. Đây là một tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý giữa cả người gửi hàng và người chuyên chở.

khi nào chủ hàng được cấp house bill of lading

House bill of lading (Vận đơn nhà) được hiểu là vận đơn nhà, tức là một loại vận đơn được người forwarder sử dụng để phát hành cho người gửi hàng trong trường hợp khách hàng không yêu cầu lấy vận đơn của hãng tàu. Và trong HBL vẫn có bill gốc và surrender bill.

Trên đây là toàn bộ thông tin về HBL (House bill of lading) và cách phân biệt nó HBL và MBL. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hy vọng bài viết này giúp ích cho học tập và công việc của bạn.

Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *