Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Rủi Ro Trong Bảo Lãnh Ngân Hàng

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Rủi Ro Trong Bảo Lãnh Ngân Hàng

Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức đảm bảo cho các bên trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.

Khi bên bán và bên mua tham gia vào quá trình mua bán, họ đều muốn đảm bảo quyền lợi của mình và tránh những rủi ro, đặc biệt liên quan đến vấn đề thanh toán, do đó, hình thành nhu cầu hợp đồng bảo đảm, bảo lãnh này.

>>>>Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất (Online + Offline)

1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN, ngày 3 tháng 10 năm 2012: Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đó cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.

Xét về góc độ học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức “Tín dụng chữ ký – Signature Credit”, là hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn cho các ngân hàng. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem 1 loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm phòng ngừa những tổn thất cho người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.

Vì vậy, bảo lãnh ngân hàng là một loại hình tín dụng chữ ký, không cần vốn là hoạt động sinh lời của ngân hàng.

2.Các bên tham gia trong bảo lãnh ngân hàng

Trong một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thường có ít nhất 3 bên tham gia là: Người bảo lãnh, người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.

a. Người bảo lãnh (Guarantor):

Là người phát hành thư bảo lãnh, thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính, gọi chung là ngân hàng. Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng có uy tín, có khả năng tài chính, được bên thụ hưởng chấp nhận. Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh (trường hợp phát hành bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh và một ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (trường hợp bảo lãnh gián tiếp).

b. Người được bảo lãnh (Principal or applicant):

Người được bảo lãnh có thể là:

  • Người bán (trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
  • Người mua (trong trường hợp bảo lãnh thanh toán).
  • Người đi vay, người mua hàng trả chậm (bảo lãnh thanh toán).
  • Người tham gia dự thầu (trong trường hợp bảo lãnh dự thầu)…

c. Người thụ hưởng hay người nhận bảo lãnh (Beneficiary):

  • Người mua (trong trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
  • Người bán, người cho vay (trường hợp bảo lãnh thanh toán).
  • Người chủ thầu (trường hợp bảo lãnh dự thầu).
  • Người mua (trường hợp bảo lãnh tiền đặt cọc, tiền ứng trước)…

Ghi chú: Trong hợp đồng thương mại, người bán và người mua có thế vừa là người thụ hưởng vừa có thể là người yêu cầu bảo lãnh.

Ví dụ: trong hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ theo phương thức trả chậm, người bạn có thể yêu cầu người mua phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng, nguy lại, người mua có thể yêu cầu người bán phải có bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay bảo lãnh bảo hành thiết bị máy móc.

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Rủi Ro Trong Bảo Lãnh Ngân Hàng

3. Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng

Các rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng bao gồm:

a. Rủi ro đối với người được bảo lãnh

Nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng là nghĩa vụ chính và trực tiếp. Rủi ro của người được bảo lãnh là rủi ro trong kinh doanh, thương mại đơn thuần. Người được bảo lãnh có thể gặp rủi ro từ các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân từ người nhận bảo lãnh:

Người được bảo lãnh có rủi ro về chứng từ khi người nhận bảo lãnh có ý đồ lừa đảo, nên đã lập và xuất trình bộ chứng từ giả mạo. Ngoài ra cũng có trường hợp người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng do sự cản trở hoặc không thiện chí từ phía người nhận bảo lãnh, do vay ngân hàng vẫn có trách nhiệm phải bồi thường cho người thụ hưởng.

Nguyên nhân từ chính người được bảo lãnh:

Xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm trong HĐKD của doanh nghiệp, cập nhật thông tin không kịp thời, độ chính xác không cao, hay đánh giá sai lệch thị trường, trong điều kiện khốc liệt của thị trường thì chưa thích ứng kịp, chưa đối phó kịp với những biến động của thị trường từ đó có thể gặp phải các rủi ro như bị cấm đoán, ký các hợp đồng hàng hóa bị cấm NK.

b. Rủi ro đối với người thụ hưởng bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức đảm bảo cho người thụ hưởng trong các giao dịch thương mại. Tuy nhiên không phải người thụ hưởng sẽ không gặp rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Một rủi ro mà người thụ hưởng có thể gánh chịu đó là việc xác định uy tín của bên bảo lãnh trước khi chấp nhận cam kết bảo lãnh của ngân hàng này. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng bởi vì nếu đánh giá không chính xác thì có thể người được bảo lãnh và người bảo lãnh đều không có khả năng thanh toán cho người thụ hưởng.

Ngoài ra, kể cả khi người thụ hưởng nhận được bồi thường từ ngân hàng bảo lãnh thì cũng vẫn có thiệt hại không nhỏ khi mất cơ hội kinh doanh, kế hoạch về nguồn vốn bị thay đổi gây ảnh hưởng đến toàn bộ HĐKD.

Người nhận bảo lãnh còn phải đối mặt với rủi ro khi hợp đồng kinh tế thay đổi hoặc kéo dài mà vì lý do nào đó không thông báo đầy đủ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, hoặc không thể yêu cầu ngân hàng kéo dài thời hạn bảo lãnh, khi đó ngân hàng hoàn toàn có thể từ chối thanh toán bảo lãnh cho người thụ hưởng.

c. Rủi ro đối với ngân hàng bảo lãnh

Ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho khách hàng, tuy ngay ban đầu chưa phải bỏ vốn, nhưng cũng sẽ phải gặp một số rủi ro mà chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký.

  • Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngân hàng thanh toán nghĩa vụ bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh và tiến hành truy hồi bồi hoàn từ người được bảo lãnh, nhưng vì lý do khách quan hay chủ quan mà bên được bảo lãnh không hoàn trả số tiền bảo lãnh cho ngân hàng.

Rủi ro tín dụng cũng xảy ra khi người nhận bảo lãnh xuất trình chứng từ giả để yêu cầu ngân hàng thanh toán, do tính chất độc lập của bảo lãnh, ngân hàng sẽ phải thanh toán ngay lập tức khi giấy tờ được xuất trình và nếu ngân hàng không phát hiện ra các chứng từ là giả mạo mà thanh toán ngay thì ngân hàng phải chịu rủi ro do không đòi được bồi hoàn từ người được bảo lãnh.

  • Rủi ro lãi suất:

Lãi suất thì luôn luôn biến động trong khi mức phí bảo lãnh đã được xác định cố định trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh dẫn đến ngân hàng có khả năng gặp rủi ro lãi suất.

– Đặc biệt khi NHPH bảo lãnh vay vốn, theo quyết định 60/2009 tại điểm 2, điều 11 quy định: “Bên bảo lãnh trả nợ thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay tại thời điểm nhận nợ”. Quy định như vậy NH sẽ gánh chịu mọi rủi ro khi có biến động lãi suất, vì đối với dự án đầu tư, hợp đồng tín dụng NHTM ký kết với KH thường để lãi suất thả nổi, căn cứ vào mức lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường từng thời kỳ, NH sẽ điều chỉ lại lãi suất hợp đồng tín dụng cho phù hợp với tình hình.

Do đó quy định lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay tại thời điểm nhận nợ sẽ rất cứng nhắc. Trong trường hợp khi lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất trong hợp đồng thì NH sẽ phải cam kết thanh toán với lãi suất cao trong khi KH chỉ nhận nợ với lãi suất thấp hơn, do đó ngân hàng phải chịu rủi ro lãi suất.

  • Rủi ro mất khả năng thanh toán:

Căn cứ tỷ lệ trích quỹ bảo lãnh là 5% giá trị bảo lãnh, nếu rủi ro thực tế là lớn hơn 5% giá trị bảo lãnh thì khả năng thanh toán trong nghiệp vụ bảo lãnh sẽ không đảm bảo, gây tác động xấu tới khả năng thanh toán chung của ngân hàng. Ngược lại khi khả năng thanh toán chung của ngân hàng không đảm bảo thì khả năng thanh toán trong bảo lãnh cũng bị ảnh hưởng.

  • Rủi ro hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là quan hệ về giá trị giữa hai đồng tiền, hay nó biểu thị giá trị của một đồng tiền thông qua một đồng tiền khác. Tỷ giá luôn biến động, nên ngoài các rủi ro thông thường, bảo lãnh bằng ngoại tệ sẽ còn gặp thêm rủi ro hối đoái.

  • Rủi ro từ chính bản thân ngân hàng phát hành bảo lãnh:

NH phát hành bảo lãnh cũng có thể gặp rủi ro trong quá trình thực hiện bảo lãnh. Nếu trình độ cán bộ nghiệp vụ còn non kém sẽ dẫn đến bị phía – ngoài lợi dụng trong việc thỏa thuận nội dung của thư bảo lãnh, thư tín dụng hoặc thậm chí bên thụ hưởng cố tình lừa đảo.

Hy vọng các nội dung về Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Rủi Ro Trong Bảo Lãnh Ngân Hàng được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương thức thanh toán này.

Bên cạnh những chia sẻ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chúng tôi cũng có những phân tích khách quan về khóa học xuất nhập khẩu cho những bạn mong muốn làm nghề xuất nhập khẩu.

Hỏi đáp xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hiện nay đã có khóa học thanh toán quốc tế dành cho đối tượng muốn thi tuyển vào vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế ở Ngân hàng & làm mảng thanh toán quốc tế ở doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo và theo học nếu chưa tự tin với nghiệp vụ thanh toán quốc tế của bản thân.

>>>>>> Xem thêm

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *