Phương thức Ghi Sổ

Phương thức Ghi Sổ – Thanh Toán Quốc Tế

Phương thức ghi số có tên tiếng anh là Open Account là một phương thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng.

Bài viết dưới đây, Hỏi đáp xuất nhập khẩu sẽ giới chi tiết phương thức ghi sổ để bạn hiểu hơn về khái niệm và cách vận dụng về phương thức này trong thực tế.

>>>>Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất (Online + Offline)

1.Phương thức ghi sổ là gì?

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thoả thuận.

Như vậy, về thực chất đây là phương thức thanh toán nợ còn khất lại, ngược với phương thức thanh toán ứng trước.

Ví dụ: Trên cơ sở hợp đồng thương mại đã ký kết, sau khi giao hàng, người bán gửi hóa đơn (cùng các chứng từ khác có liên quan) cho người thanh toán, trên hóa đơn còn có thể quy định việc thưởng phạt là như thế nào nếu người mua thanh toán sớm hơn hay thanh toán chậm hơn so với quy định. Trên cơ sở hoá đơn, người mua tiến hành thanh toán cho người bán theo lịch đã định.

Từ khái niệm trên cho thấy, phương thức ghi sổ có các đặc điểm:

– Ngân hàng không thực hiện bất kỳ cam kết nào với người mua và người bán, mà chỉ có thể tham gia qua việc chuyển và nhận tiền thuần túy.

– Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo đồi không có hiệu lực thanh quyết toán.

– Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau.

– Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyên hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định: và trong phương thức gửi bán, đại lý tiêu thụ.

– Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bản trả tiền ngay (chênh lệch là do yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng).

Hiện nay, có khoảng 60% kim ngạch buôn bán giữa nước Anh và các nước EU sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ; bởi vì, giữa các nước này có sự tương đồng văn hoá, tập quán kinh doanh, luật lệ, các khách hàng có mối quan hệ kinh doanh truyền thông, thường xuyên, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau.

2.Lợi thế và rủi ro của phương thức ghi sổ đối với các bên

a/ Lợi thế

Đối với nhà nhập khẩu:

– Không có rủi ro nếu nhận hàng trước khi thanh toán quốc tế.

– Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hoá và chấp nhận hàng hoá.

– Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm.

Đối với nhà xuất khẩu:

– Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và các rủi ro trong thanh toán không phát sinh.

– Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số lượng lớn, tăng được doanh thu và lợi nhuận.

– Ưu điểm cho cả người mua và người bán là không có sự tham gia của ngân hàng trong khâu xử lý chứng từ, nên giảm được công việc giấy tờ, từ đó giảm được chi phí giao dịch, Tuy nhiên, toàn bộ rủi ro trong khâu thành toán thuộc về người bán, do đó, người bán luôn phải ý thức sâu sắc được điều này.

Phương thức Ghi Sổ

b/ Rủi ro

Đối với nhà nhập khẩu:

– Nhà xuất khẩu có thẻ Không, giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời gian, Không đúng chủng loại và chất lượng.

Đối với nhà xuất khẩu:

– Sau khi nhận hàng hoá, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, hoặc không thể thanh toán (ví dụ, do các biện pháp kiểm soát ngoại hồi), hoặc chủ tâm trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán.

Về lý thuyết, cho dù quyền sở hữu hàng hoá có thể được bảo lưu, nhưng thực tế nhà xuất khẩu khó lòng mà kiểm soát được hàng hoá một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu.

Ngoài ra, nhà nhập khẩu có thể dàn dùng tranh chấp về chất lượng hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hoá là những nguyên cớ để yêu cầu giảm giá. Đứng trước tình hình này, nhà xuất khẩu chỉ có ba cách lựa chọn:

(1) quyết định giảm giá;

(2) tìm đối tác mua khác;

(3) chở hàng quay về nước.

Đề phòng ngừa rủi ro này, nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm tín dụng, hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu cập một thư tín dụng dự phòng.

– Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức ghi số phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền.

Hy vọng các nội dung về phương thức thanh toán ghi sổ được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương thức thanh toán này.

Hỏi đáp xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!

>>>>>> Xem thêm

Local Charge Là Gì? Các Phí Local Charge Hàng Nhập, Hàng Xuất

Hướng dẫn cách sử dụng UCP 600

Phương thức thanh toán LC

Phương thức thanh toán nhờ thu là gì

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *