FCL Là Gì? Phân Biệt Hàng FCL và LCL Trong Vận Tải Đường Biển

Hiện nay, vận tải container là loại hình được sử dụng rộng rãi trên thế giới, do vậy, khi tiếp cận với lĩnh vực logistics thường xuyên thấy thuật ngữ về FCL.

Thuật ngữ FCL thường đi kèm với thuật ngữ LCL, đây là hai loại hình phổ biến trong vận tải container quốc tế.

Cùng Hỏi đáp xuất nhập khẩu tìm hiểu về FCL là gì? Và cách phân biệt hàng FCL và LCL trong vận tải đường biển trong bài viết dưới đây:

>>Bài viết xem nhiều: Review trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

1.FCL là gì?

FCL được viết tắt của Full Container Load có ý nghĩa là một dịch vụ vận chuyển đường biển đi quốc tế mà sử dụng những container.

Giải thích chi tiết cho thuật ngữ FCL để bạn dễ hình dung hơn: Khi bạn lựa chọn vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài theo kiểu FCL thì có nghĩa là hàng hóa sẽ được đóng gói trong các thùng hàng container, các thùng hàng container này sẽ được vận chuyển bằng đường tàu thủy. Container này theo quy định thì chỉ được có kích cỡ từ 20ft đến 40ft.

Khi tàu cập cảng đến nơi thì container sẽ được mở ra, hàng hóa sẽ được đóng dấu và đến địa chỉ người nhận theo đường sắt, đường hàng không, đường bộ tùy theo địa chỉ người gửi.

Vậy nên các bạn cần phải hiểu FCL hay LCL để có thể nắm rõ được quy trình vận chuyển hàng hóa đi quốc tế như thế nào để có thể lựa chọn cho mình một kiểu vận chuyển phù hợp với từng loại mặt hàng.

2.Khi nào nên gửi hàng bằng FCL ?

FCL hay LCL sẽ làm cho quý khách hàng phải phân vân lựa chọn và không biết cái nào sẽ tốt hơn cho hàng hóa của mình gửi đi. Nếu như không nắm rõ được cái nào tốt hơn thì hãy đến Long Hưng Phát tư vấn cho quý khách hàng.

Nếu như gửi hàng bằng FCL thì hàng hóa được vận chuyển đến nơi sẽ nhanh hơn do không phải mất quá nhiều thời gian để sắp xếp, phân loại hàng hóa tại kho CFS.

Hàng hóa sẽ không bị thất lạc đâu đó trong container vì dễ kiểm soát từng hàng hóa, dễ quản lý hơn rất nhiều. Khi quý khách hàng có những lô hàng lớn như tượng phật, tượng chúa, tranh, bàn ghế, tủ… và có thể đóng nguyên vào một container thì quý khách hàng nên chọn hình thức vận chuyển FCL để có thể tiết kiệm được chi phí do tận dụng được quy mô của hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức này vẫn xảy ra một nhược điểm đó là số lượng hàng hóa quá lớn thì có thể dẫn đến tình trạng tồn kho CFS.

FCL Là Gì?

3.Sự khác nhau giữa FCL và LCL

Cách hoạt động của FCL

Phương thức vận chuyển này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp lớn và công ty logistics.

Đối với các chủ doanh nghiệp lớn có lượng hàng xuất nhập khẩu nhiều thì họ sẽ liên hệ với hãng tàu, kí hợp đồng vận chuyển mỗi tháng với số lượng cont tầm 100 trở lên.

Còn những doanh nghiệp nhỏ không có được số lượng hàng lớn xuất khẩu mỗi tháng sẽ bị hãng tàu cho cái giá rất cao thậm chí không được họ hỗ trợ, bắt buộc các doanh nghiệp nhỏ phải làm việc với Forwarder.

Đối với các công ty logistics hay forwarder, họ sẽ gom nhiều booking (hay còn gọi là đặt chỗ) của các doanh nghiệp nhỏ không làm việc được với hãng tàu lại.

Với một số lượng lớn container mỗi tháng từ các doanh nghiệp nhỏ, các công ty logistics sẽ có thể làm việc với hãng tàu thậm chí có được giá rẻ hơn việc doanh nghiệp làm trực tiếp với hãng tàu.

Các công ty logistics hay các công ty forwarder họ sẽ bán giá cước vận chuyển cont cho các doanh nghiệp nhỏ (những doanh nghiệp không làm việc được với hãng tàu) với giá rẻ hơn nhiều so với hãng tàu.

Cách hoạt động của LCL

Khác đối với phương thức trên, LCL chỉ có các công ty logistics hay forwarder mới có thể sử dụng được.

Nếu có những doanh nghiệp có hàng đủ để đóng 1 – 2 container để dùng phương thức FCL thông qua forwarder thì cũng có những doanh nghiệp chỉ đóng được phân nửa container hàng.
Lúc này để tối ưu chi phí, các doanh nghiệp nhỏ sẽ cần dùng tới phương thức vận chuyển hàng LCL (tức là phương thức vận chuyển hàng lẻ) của các Forwarder.

Các công ty logistics hay forwarder sẽ đứng ra mở một container và đi gom hàng của những doanh nghiệp nhỏ – những doanh nghiệp có hàng xuất nhập khẩu ít.

Họ sẽ gom lại và đóng vào đủ một container để vận chuyển như phương thức FCL và đương nhiên, giá cước vận chuyển sẽ rẻ hơn giá thành khi thuê một container.

Hy vọng bài viết về FCL Là Gì? Phân Biệt Hàng FCL và LCL Trong Vận Tải Đường Biển tại Hỏi đáp xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn.

>>>>>>Tham khảo thêm:

Etd là gì?

Freight forwarder là gì?

Rủi ro thường gặp khi vận chuyển hàng hóa quốc tế

Chặng vận chuyển của các hãng tàu lớn trên thế giới

Hướng dẫn làm booking cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *