Điều Khoản Khiếu Nại Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Điều khoản khiếu nại là điều khoản thể hiện việc người mua đưa ra các đề nghị, yêu sách đối với người bán do số lượng, chất lượng, bao bì hàng hóa giao không đúng như đã thỏa thuận hoặc người bán xuất trình chứng từ không phù hợp với tình hình thực tế giao hàng, hoặc người bán giao hàng chậm.

Trong hợp đồng ngoại thương, các bên quy định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến khiếu nại. phương pháp giải quyết khiếu nại.

Bài viết tham khảo: Review khóa học xuất nhập khẩu trung tâm Lê Ánh

1.Hình thức trong điều khoản khiếu nại

Thông tin về điều khoản khiếu nại phải làm bằng văn bản gồm những số liệu và nội dung về:

  • Tên hàng
  • Số lượng
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Địa điểm để hàng
  • Cơ sở khiếu nại (lý do khiếu nại là gì)
  • Chứng từ vận tải
  • Yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại.

Tất cả những chứng từ nay đều phải dẫn chiếu đến số hiệu của hợp đồng và số hiệu của chứng từ vận tải có liên quan. Ngày đóng dấu bưu điện tại địa điểm gửi đi được xem là ngày phát đơn khiếu nại.

2. Thời hạn phát đơn khiếu nại

Trước hết phụ thuộc vào tính chất hàng hóa cũng như tương quan lực lượng của các bên mua bán. Nếu người mua có ưu thế trong quan hệ với người bán, thì thời hạn phát đơn khiếu nại càng dài. Thời hạn phát đơn khiếu nại tuân theo một số quy tắc sau:

+ Thời hạn phát đơn khiếu nại về chất lượng dài hơn so với thời hạn khiếu nại về số lượng bởi vì những ân tì về chất lượng trong hàng hóa khó phát hiện được ngay.

+ Thời hạn phát đơn khiếu nại đối với hàng tươi sống ngắn hơn so với hàng thông thường.

+ Thời hạn phát đơn khiếu nại đối với hàng tiêu dùng ngắn hơn so với thời hạn khiếu nại về thiết bị máy móc.

Nếu phát đơn khiếu nại sau ngày hết hạn hiệu lực khiếu nại quy định trong hợp đồng thì đơn khiếu nại trở nên vô hiệu.

Điều Khoản Khiếu Nại Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

3. Quyền hạn và nghĩa vụ của người mua và người bán trong điều khoản khiếu nại

Về nguyên tắc, các bên không được vin vào đơn khiếu nại làm cơ sở để người bán từ chối giao hàng, còn người mua từ chối nhận hàng đối với những lô hàng tiếp theo thuộc cùng một hợp đồng.

Trong hợp đồng ngoại thương có thể xác định trách nhiệm cụ thể đối với người mua bằng cách:

+ Để nguyên trạng hàng hóa tách biệt với các hàng hóa khác, đồng thời thông báo cho người bán biết về địa điểm đặt hàng và thời gian hàng sẵn sàng đề xem xét.

Lập biên bản giám định về tất cả khuyết tật đã phát hiện, theo quy tắc hiện hành ở nước người mua. Nêu khiếu nại về chất lượng, thì người mua có thể giao cho người bán mẫu hàng khiếu nại cùng biên bản giám định.

+ Gửi cho người bán đơn khiếu nại lập đúng theo thủ tục và đúng trong thời hạn quy định. Người bán có quyền tiến hành kiểm tra tại chỗ tính xác thực so với khiếu nại mà người mua đưa ra bằng cách xem xét trực tiếp hàng hóa.

Sau một số ngày nhất định kể từ khi nhận được thông báo của người mua về hàng đã sẵn sàng để xem xét, người bán phải cử đại diện đến để xem xét hoặc phải ủy quyền cho một tổ chức có thẩm quyền tại nước nhập khẩu tiến hành việc này.

Người bán có trách nhiệm xem xét kỹ đơn khiếu nại và thông báo không chậm trễ (quy định trong hợp đồng) quyết định của mình về việc chấp nhận hay không chấp nhận đơn khiếu nại. Nếu trong thời hạn quy định, người bán không trả lời đơn khiếu nại, thì người bán coi như đã chấp nhận việc khiếu nại và người mua có quyền đưa việc khiếu nại ra trọng tài với mọi chi phí do người bán chịu.

Trong hợp đồng phải thỏa thuận: Nếu khiếu nại được thừa nhận là có cơ sở, thì mọi chi phí liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại do người bán chịu; nếu khiếu nại bị coi là vô căn cứ thì người mua phải chịu chi phí khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

4. Cách thức giải quyết khiếu nại

Khiếu nại có thể được giải quyết bằng một trong những biện pháp sau:

+ Bù hàng thiếu hụt băng những đợt giao hàng riêng hoặc bằng cách giao bổ sung trong đợt giao hàng sau.

+ Trả lại những hàng hóa đã bị khiếu nại và hoàn lại tiền cho người mua.

+ Sửa chữa khuyết tật của hàng với phí tổn do người bán chịu.

+ Thay thế hàng có khuyết tật bằng hàng hóa khác đúng với quy định của hợp đồng và mọi chi phí liên quan đến việc thay thế hàng do người bán chịu.

+ Giảm giá đối với hàng đã bị khiếu nại hoặc đánh sụt giá đồng bộ lô hàng theo tỷ lệ thuận với mức khuyết tật.

Đối với những hàng chuyên dụng, người ta thường dùng biện pháp thay thế hoặc sửa chữa hàng bị khiếu nại. Còn trong giao dịch về nguyên liệu và lương thực, người ta thường dùng biện pháp hạ giá hoặc đánh giá sụt giá số hàng bị khiếu nại.

Mong rằng các thông tin được chia sẻ tại Hỏi đáp xuất nhập khẩu về Điều Khoản Khiếu Nại Trong Hợp Đồng Ngoại Thương sẽ hữu ích tới bạn đọc.

>>>> Xem thêm:

Giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại thương bằng trọng tài thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại thương bằng biện pháp hòa giải

Các tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương

Cách soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *