Tất cả các vấn đề cần biết về CO
CO là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ. Bài viết dưới đây hoidapxuatnhapkhau.com sẽ tổng hợp các vấn đề về CO để bạn đọc tham khảo
1.Thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất ưu đãi, thuế thông thường:
– Thuế suất đặc biệt Việt Nam áp dụng cho các hàng hoá nhập khẩu thoả mãn tiêu chí xuất xứ từ nước thành viên hiệp định thương mại khi có C/O
=> Hàng có C/O ưu đãi theo hợp đồng thương mại song phương đa phương.
– Thuế suất ưu đãi là mức thuế suất tối huệ quốc mà Việt Nam áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia là thành viên của WTO
=> Hàng không có C/O nhưng xuất xứ từ các quốc gia là thành viên WTO
– Thuế suất ưu đãi thông thường: Thuế suất áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc WTO và không có form C/O nào được áp dụng
=> Còn lại là các hàng hoá nhập khẩu xuất xứ từ các quốc gia không là thành viên WTO và không có form C/O ưu đãi. tự học tin học văn phòng
2. Chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O
- C/O bao gồm:
+ C/O ưu đãi: C/O nếu hợp lệ thì DN nhập khẩu sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt đối với hàng hoá có C/O theo hiệp định thương mại đa phương, song phương ký kết.
+ C/O thông thường: Chỉ mang tính xác định xuất xứ.
C/O ưu đãi thường có tên như Form A, Form E, Form AK…còn C/O thông thường thì không có. khóa học nguyên lý kế toán
3. Các trường hợp phải nộp CO
– Nộp tự nguyện: DN nộp C/O hợp lệ để được hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt.
– Nộp bắt buộc: Các TH bắt buộc phải có để chứng minh xuất xứ hàng hoá theo quy định của pháp luật tại Phụ lục Thông tư 38/2018/TT-BTC về quy tắc xuất xứ hàng hoá XNK.
Các trường hợp theo công ước và quy định quốc tế, các trường hợp có thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ chống phân biệt đối xử với các hàng hoá từ quốc gia khác.
4. Cách tra cứu hàng hoá với từng loại form CO ưu đãi nhập khẩu
Hiện nay, có một số loại CO ưu đãi nhập khẩu như
+ Form E: Asean – China.
+ Form D: Asean.
+ Form AI: Asean – Ấn Độ. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt
+ Form Aanz: Asean – New zealand – Australlia.
+ Form AK-KV: Asean – Hàn Quốc và Hàn Quốc – VN.
+ Form Vc: Việt Nam – Chi Lê.
+ Form EAV.
+ Form S: VN- Lào.
+ Form AJ-JV: Asean – Nhật bản và Nhật bản VN
5. Cách tra thuế suất ưu đãi ĐB cho từng form
Để tra thuế suất ưu đãi đặc biệt cho từng form chuẩn nhất bạn đọc phải sử dụng hiệp định. Vì hiệp định là cam kết bằng văn bản giữa Việt Nam và các bên tham gia hiệp định. Nếu bạn tra thuế suất ưu đãi đặc biệt qua biểu thuế excel hay biểu thuế giấy thì nhiều khi sẽ không đúng vì không được cập nhật đầy đủ
6. Khi nào nộp C/O
TH1 – Tại thời điểm truyền chính thức tờ khai, C/O được nộp cùng hồ sơ hải quan. Đây là trường hợp hưởng C/O ưu đãi đặc biệt ngay; hoặc với các C/O khác bắt buộc nộp theo Quy định pháp luật.
TH2 – khi truyền tờ khai, DN truyền nợ C/O form gì thì phải ghi vào phần ghi chú. Trong 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai sẽ được hoàn thuế nếu nộp bổ sung CO trong hạn quy định.
Chú ý: Form EAV không đc nợ
Trên đây là tất cả các vấn đề cần biết về CO. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc