CFS Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Phí CFS
CFS là viết từ Container freight station là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu và logistics hàng hóa, có ba tầng ý nghĩa liên quan đến địa điểm, giấy chứng nhận và phí trong vận tải.
1. CFS là gì?
Để hiểu rõ về các tầng ý nghĩ liên quan đến CFS, có thể phân tích các thuật ngữ như sau:
>>Bài viết xem nhiều: Review trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh
a. Kho CFS là gì?
Kho CFS là hệ thống kho bãi chuyên dùng để gom hàng lẻ xuất nhập khẩu, hay còn được gọi là hàng LCL vào cùng một container.
Theo điều 61, khoản 3, Luật Hải Quan 2014, kho CFS sẽ chứa hàng hóa thuộc các trường hợp sau:
- Hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục hải quan
- Hàng xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan, được đưa vào kho CFS để tiến hành kiểm tra thực tế.
b. Phí CFS là gì?
CFS fee được viết tắt từ Container freight station fee là một loại phí xuất hiện trong quá trình xuất nhập khẩu khi hàng hóa được xuất hoặc vào kho CFS. Loại phí áp dụng cho hàng lẻ (LCL) còn gọi là phí bốc xếp ở kho hoặc phí kho bãi khi hàng hóa được dỡ từ container đưa vào kho hoặc ngược lại.
Phí này được hiểu là phí bù trừ vào khoản phí thuê kho bãi, bốc dỡ hàng hóa. Dù là hàng xuất khẩu hay hàng nhập khẩu đều phải nộp loại phí này.
Ví dụ hàng nhập thu phụ phí cfs khi nhận lệnh giao hàng, cụ thể lô hàng từ Busan- Cát Lái, HCM được thể hiện như sau:
CFS: USD 16/ CBM (chưa bao gồm VAT).
Với hàng nhập chỉ định thức mua hàng theo giá CIF, phí CFS có thể cao hơn, tùy vào chính sách đại lý với nhau.
c. Chứng nhận CFS là gì?
Chứng nhận CFS là giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS.
Chứng từ là chứng nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa nhằm mục đích chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do trong nước xuất khẩu.
d. Hàng CFS là gì?
Hàng CFS được hiểu hàng lẻ LCL. Đó là những kiện hàng có kích thước vừa và nhỏ, không dùng hết 1 container nên chủ hàng sẽ đóng chung container với các chủ hàng khác để nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhằm tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển. Khái niệm hàng CFS hay LCL dùng để phân biệt với hàng FCL.
2. Những thông tin cần biết về CFS
a. Thủ tục Hải quan:
1.Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được lưu giữ trong địa điểm thu gom hàng lẻ quá thời hạn theo quy định tại Khoản Điều 61 Luật Hải quan, nếu hàng hóa không được đưa ra khỏi địa điểm thu gom hàng lẻ thì xử lý theo quy định tại Điều 57 Luật Hải quan.
Địa điểm thu gom hàng lẻ, hàng hóa lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ và các hoạt động, dịch vụ thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến địa điểm thu gom hàng lẻ nằm ngoài cửa khẩu và ngược lại hoặc hàng hóa vận chuyển từ địa điểm thu gom hàng lẻ đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật Hải quan.
b. Các dịch vụ tại CFS
Các dịch vụ được thực hiện tại CFS gồm có: đóng gói, sắp xếp hàng hóa chờ xuất khẩu; hàng trung chuyển, hàng quá cảnh được đưa vào các CFS để ghép chung hoặc chia tách container xuất khẩu; chia tách hàng nhập khẩu để chờ thủ tục hải quan hoặc thực hiện ghép container để xuất sang nước thứ ba; thực hiện việc chuyển đổi quyền sở hữu trong thời gian lưu trữ.
- Thuận lợi khi sử dụng CFS
Nếu doanh nghiệp có nhiều lô hàng lẻ khác nhau, muốn bán cho nhiều khách hàng của cùng một quốc gia thì CFS là nơi giúp các doanh nghiệp gom hàng lẻ thành một lô hàng lớn trước khi xuất khẩu, giúp tiết kiệm được chi phí.
CFS còn là nơi giúp các doanh nghiệp nhập khẩu tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thuận tiện với thủ tục nhập hàng khi sử dụng chung một loại vận đơn vận tải.
- Khó khăn khi sử dụng CFS
Những hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu được lưu giữ tại các CFS nếu quá thời hạn quy định, trong một số trường hợp nếu không gia hạn thì đơn vị hải quan có quyền bán hàng hóa đó và nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi chi phí lưu kho, chi phí bán hàng. Nếu đó là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thì chủ hàng có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt nam. Khi không xác định được người vận chuyển hay chủ hàng thì chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện việc tiêu hủy.
Các hoạt động thu gom hàng hóa, các dịch vụ, các mặt hàng lưu trữ tại các bãi CFS phải chịu sự giám sát, kiểm tra của lực lượng hải quan của. Với những mặt hàng cần bảo quản kỹ thì việc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
Dù hệ thống CFS nằm trong hay ngoài cửa khẩu thì hàng hóa vận chuyển vẫn phải làm thủ tục hải quan và chịu sự giám sát, kiểm tra hải quan.
c. Các hoạt động trong kho CFS
Trong kho CFS được thực hiện các hoạt động sau:
Đóng gói, sắp xếp, hoặc đóng gói lại và sắp xếp lại các hàng hóa chờ xuất khẩu.
Chia tách, đóng ghép hàng vào container đối với hàng quá cảnh hoặc hàng trung chuyển. Các hàng này sẽ được chia tách, đóng ghép với nhau hoặc ghép chứng với hàng Việt Nam để được xuất khẩu đi.
Chia tách các hàng nhập khẩu để chờ thủ tục nhập khẩu hàng vào thị trường Việt Nam.
Đóng ghép container các mặt hàng xuất khẩu để chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ 3 với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ 3.
Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong kho.
Hy vọng bài viết về FCL Là Gì? Phân Biệt Hàng FCL và LCL Trong Vận Tải Đường Biển tại Hỏi đáp xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn.
>>>>>>Tham khảo thêm:
Rủi ro thường gặp khi vận chuyển hàng hóa quốc tế
Chặng vận chuyển của các hãng tàu lớn trên thế giới
Hướng dẫn làm booking cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu